Bạn có biết, với tốc độ tăng trưởng trung bình 30% mỗi năm của ngành Logistics, nguồn nhân lực đang là vấn đề cấp bách và 300.000 doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này đang “đỏ mắt” săn đón các sinh viên tốt nghiệp về Logistics? Viện Nghiên cứu & Phát triển Logistics VN cho biết, trong 3 năm tới, trung bình các DN dịch vụ Logistics cần thêm 18.000 lao động (LĐ), các DN sản xuất, thương mại, dịch vụ cần trên1 triệu nhân sự có chuyên môn về Logistics. Vậy Logistics là gì và vì sao Logistics lại nhanh chóng trở thành một trong những ngành nghề “khát” nguồn nhân lực nhất trên toàn cầu hiện nay?
Logistics – Những cái nhìn tổng quan:
Về mặt lịch sử: Thuật ngữ Logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí cũng như nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sĩ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác. Công việc “hậu cần” này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý Logistics.
Về học thuật: Quản trị Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
>> Xem thêm: Không du học Hà Lan, bạn sẽ bỏ lỡ những điều tuyệt vời này
Xuất phát từ nhu cầu hàng hóa không những phải đúng thị hiếu của khách hàng mà còn phải đến tay họ một cách nhanh chóng nhất, chất lượng sản phẩm được đảm bảo tốt nhất, chi phí thấp nhất và thủ tục đơn giản nhất để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, các hoạt động về Logistics giữ vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại ở khâu đầu ra của hàng hóa, hay nói cách khác, sự sống còn của doanh nghiệp, sự phát triển về kinh tế của một quốc gia phụ thuộc phần lớn ở các hoạt động về Logistics.
Ở Việt Nam, do nguồn nhân lực Logistics trong tất cả các ngành nghề đang thiếu trầm trọng cũng như nhận thức về vai trò của Logistics ngày càng cao nên mức lương của những người hoạt động trong lĩnh vực này vô cùng “béo bở”. Một nhân viên làm trong lĩnh vực này tiết lộ, LĐ làm ở cấp điều hành lương tối thiểu từ 1,000 USD trở lên và cấp quản trị thì mức lương tối thiểu từ 3,000 USD (Nguồn: DHB International.,JSC). Mới du nhập vào Việt Nam cách đây 30 năm nhưng Logistics đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và thu hút sự chú ý từ nhiều phía. Tuy nhiên, đây lại là ngành học không chiếm ưu thế trong công tác giảng dạy và đào tạo tại nước ta, xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có sự non trẻ về kinh nghiệm cũng như thiếu các chuyên gia xuất sắc. Vậy, con đường nào thực sự là một “kim chỉ Nam” dành cho bạn?
Hà Lan – những “cái Nhất” về Logistics:
Tuy 2/3 diện tích đất nước nằm dưới mực nước biển nhưng Hà Lan là một quốc gia có lịch sử lâu đời về thương mại và hàng hải đồng thời được xem là “trung tâm Logistics của châu Âu”, đi tiên phong trong công cuộc “toàn cầu hóa về Logistics”.
>> Xem thêm: Đại học HAN chia sẻ bí quyết đạt học bổng du học Hà Lan tại Việt Nam
Hiện nay, Hà Lan chiếm 51% tổng số các trung tâm phân phối tại châu Âu so với 18% của Bỉ và 11% của Đức. Logistics chiếm tới 4,4% GDP của quốc gia và 12,5% tổng chi tiêu. Hơn 1.650 công ty Mỹ có trung tâm điều hành phân phối, văn phòng hoặc các cơ sở dịch vụ chính đặt tại Hà Lan.
Được xem là cửa ngõ và là một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa vào thị trường EU, giúp kết nối các cảng và khu công nghiệp với nội địa, chiếm 57% tổng số các trung tâm phân phối, đồng thời chiếm lĩnh thị trường ở các lĩnh vực giao nhận kho vận, công nghiệp hóa chất… bạn có biết 1/3 trong số các tài xế xe tải của châu Âu là người Hà Lan?
Giao thông vận tải cũng là một trong những thế mạnh áp đảo của quốc gia này. Các cảng Rotterdam và Amsterdam đảm nhiệm 44% số lượng hàng hoá đường biển xuất – nhập khẩu vào châu Âu, trong đó cảng Rotterdam đã chiếm đến 36%.
Sân bay Schiphol tại thủ đô Amsterdam là cảng hàng không lớn thứ 3 châu Âu đảm nhiệm 16% lưu lượng giao thông. Không những thế, giao thông đường thủy của Hà Lan cũng thuộc vào dạng tấp nập nhất châu Âu, kiểm soát 85% giao thông bằng tàu thuyền trên sông Rhine.
Hà Lan còn nổi tiếng là một đất nước có ngành công nghiệp trồng hoa rất phát triển. Vào mỗi chiều tối, hàng triệu bông hoa và các cây cảnh sẽ được chuyên chở bằng xe tải, máy bay và thậm chí cả bằng đường biển tới các khách hàng ở khắp nơi trên thế giới: châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ.
Thông thường, ở các quốc gia khác, quá trình phát triển Logistics đi từ container hóa, thương mại tự do ở các cảng biển và sau cùng mới đến trung tâm phân phối hàng hóa cho khu vực và toàn cầu. Nhưng do ở vị trí “cái rốn” của châu Âu và là quốc gia vốn có truyền thống lâu đời về thương mại và hàng hải, Hà Lan đã trực tiếp xây dựng các khu phân phối cũng như chuyển tải hàng hóa khu vực và thế giới. Nét nổi bật ở đây là sự nối kết rất tốt với hệ thống giao thông quốc gia và hệ thống đường sắt, đường bộ các nước lân cận, sử dụng rất hiệu quả vận tải đa phương thức và tay nghề kĩ năng cao của lực lượng lao động ở hệ thống cảng biển.
Từ đó, Hà Lan đã trở thành “thỏi nam châm” thu hút hàng ngàn sinh viên từ khắp các quốc gia ở các châu lục theo học ngành Logistics. Nổi bật trong số đó, trường ĐH Khoa học Ứng dụng HAN là lựa chọn hàng đầu của hầu hết các sinh viên.
Học bổng hơn 72 triệu/năm cho sinh viên theo học ngành Logistics tại ĐH HAN:
Khác với những ngành nghề yêu cầu năng khiếu hoặc khả năng đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó, Logistics không cần lao động chuyên biệt về tài năng mà chỉ cần ở họ sự cần cù, sự chính xác trong công việc và sự tiếp thu nhanh chóng công nghệ trong quá trình làm việc. Vì đặc thù của Logistics thường gắn liền với máy tính nên đòi hỏi người lao động phải trau dồi kĩ năng tin học và các phần mềm ứng dụng để phục vụ cho công việc. Đặc biệt, trong thời đại toàn cầu hóa, việc thông tin chính xác và thời gian đúng hạn là những nhân tố quan trọng làm cho doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn và có ưu thế hơn trên thương trường. HAN chính là chìa khóa để bạn trau dồi toàn bộ những kiến thức, kĩ năng tốt nhất về lĩnh vực Logistics cho nghề nghiệp tương lai.
Được xếp hạng là trường Đại học Khoa học Ứng dụng tốt nhất tại Hà Lan liên tiếp từ năm 2012 – 2013 (theo Elsivier), HAN còn được đánh giá cao ở chất lượng đào tạo đa ngành trong đó ngành Quản trị Logistics được xem là ngành học có sức thu hút lớn đối với hàng ngàn sinh viên.
Học phí của ngành Logistics tại HAN khá “mềm”: trung bình là 7,000 Euro/năm (Đại học) và 14,000 Euro/năm (Thạc sỹ).
>> Xem thêm: Vì sao INEC tiếp tục là đại diện tuyển sinh xuất sắc nhất Việt Nam của Đại học HAN?
Với khối lượng công việc luôn ổn định và có xu hướng tăng theo thời gian, Logistics không bao giờ là ngành nghề lỗi thời. Hơn nữa, Logistics góp phần kết nối các ngành nghề sản xuất, thương vận, đưa hàng hóa, sản phẩm đến gần với người tiêu dùng – một động thái nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu và cơ bản của đời sống con người nên sinh viên du học ngành Logistics tại quốc gia số 1 về Logistics như Hà Lan luôn có “hơn – một – cơ – hội” nghề nghiệp cùng mức thu nhập “khủng” sau khi tốt nghiệp.
Liên hệ với đại diện tại Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất cho hồ sơ của bạn:
- Hotline TP.HCM: 093 409 1081 – 093 409 2442
- Hotline Đà Nẵng: 093 409 9070
- Khiếu nại, góp ý: 093 409 4442